Trang phục hóa trang Tấm Cám.
Các bạn đang có ý định thực hiện một chương trình biểu diễn kịch nghệ về cổ tích Tấm – Cám.
Các bạn đang băn khoăn tìm kiếm những mẫu trang phục phù hợp cho nhân vật của mình hay cách phối màu trang phục tứ thân phù hợp và tinh tế.
Vâng, DiVit xin được chia sẽ một vài ý tưởng về trang phục diễn, cũng như cách làm mới kịch bản cho mới mẽ nhằm bớt nhàm chán hơn.
Bắt đầu với trang phục nhân vật Tấm.
Tất nhiên, Người miền Bắc nước ta ngày xưa chính là những nhân vật chính được tạo nên trong Tấm – Cám, nên hẳn chỉ có mẫu trang phục tứ thân truyền thống là sự lựa chọn phù hợp nhất.
Cũng xin được nói sơ qua về bộ trang phục tứ thân: Đây là bộ đồ truyền thống, được sử dụng trong ăn mặc hằng ngày của người dân miền Bắc nước ta ngày xưa.
Bộ đồ được mặc phối hợp một cách khá rườm rà với chiếc yếm đào như phần áo trong, thường là chất liệu vải kate mát mẽ, phần váy bên dưới thường sử dụng tông màu tối, đơn giản thể hiện rõ lối sống mộc mạc của người dân Bắc.
Kết hợp là chiếc áo khoác bên ngoài với kiểu may 4 tà ghép lại với nhau, có thể có nhiều màu sắc khác nhau trong các tà áo, thắt lưng ngang eo hoặc cột 2 tà áo phía trước.
Quay lại với nhân vật Tấm, vì là con gái mồ côi phải sống với mẹ con Dì ghẻ. Bị đối xử ngược đãi, Tấm phải sống với thân phận chẳng khác chi người hầu trong nhà nên về phần trang phục của Tấm phải là loại đồ đơn giản, đơn màu. Bộ đồ phải thể hiện được sự nghèo tủi, khổ cực phù hợp với nhân vật.
Đối với nhân vật Cám.
Các bạn có thể chọn một bộ trang phục sặc sỡ, lòe loẹt một chút, với phần yếm in hoặc vẽ họa tiết nổi bật, phần váy với màu sáng thể hiện được sự giàu có và cái tính thích hoanh hoe của nhân vật này. Áo khoác ngoài có nhiều loại phù hợp, các bạn có thể chọn loại áo phun in kim tuyến rực rỡ phối hợp nhiều màu sắc.
Đối với mẹ Cám – Dì Ghẻ.
Cũng tương tự như nhân vật Cám, bộ trang phục của mẹ Cám củng nên là loại đồ có nhiều màu sắc
Tuy nhiên vì luôn tự xem mình như là 1 quý bà, nên cách ăn mặc chắc chắn phải chỉnh chu và không lòe loẹt kiểu con nít như Cám được.
Nhân vật Ông Bụt.
Đây là một nhân vật mà có thể nói là chúng ta gặp đi gặp lại đến phát chán.
Trang phục dành cho Ông Bụt thì dường như không bao giờ thay đổi với một mái tóc dài trắng kiểu cổ trang, cây phất trần, cùng bộ đồ trắng toát từ A – Á.
Tuy nhiên có lẽ như vậy là phù hợp với Bác già lắm râu này rồi các bạn nhĩ, hihi.
Mẫu trang phục Ông Bụt của DiVit không dụng tóc cổ trang kiểu Tàu mà là loại tóc thẳng, các bạn tham khảo mẫu:
Nhân vật Hoàng Tử.
Một số bạn luôn mong muốn bộ trang phục Hoàng Tử lại là kiểu cổ trang, kiểu Tàu… Tất nhiên, đối với cốt truyện thì rất phù hợp. Nhưng theo quan điểm riêng của DiVit các bạn nên thay đổi một chút về trang phục cho nhân vật này.
Một bộ áo dài vàng vẽ rồng, hoặc áo dài gấm đẹp cùng chiếc mão hoặc khăn đóng cũng phù hợp không kém bộ đồ Tàu cổ trang nhĩ?
Con cá bống.
Bộ đồ hình con cá hoặc đơn giản là vẽ khuôn mặt hài hước, tạo chút không khí khác đi làm điểm nhấn khi nhân vật này xuất hiện cũng đem đến hiệu ứng rất cao đối với người xem.
Trên đây chỉ là ý tưởng cá nhân của DiVit về cách phối và chọn trang phục hóa trang cho các nhân vật trong truyện Tấm – Cám, Các bạn có thể tham khảo them hoặc tự mình chọn trang phục theo sở thích nếu muốn nhé.
Vài ý tưởng cải tiến cốt truyện để gây cười, hoặc bớt nhàm chán so với bản gốc là thứ không thể thiếu với một vở kịch được dựng lại nhiều lần.
- Các bạn có thể làm các vở kịch dị bản như Tấm – Cám miền nam với Trang phục bà ba.
- Thay đổi nhân vật con cá bống như biến thành con cá bóng (bê đê), hay con cá nhiều chuyện mà mỗi khi gọi lên là nói như được mùa khiến cho Tấm trốn mất hồi nào không hay….
Nếu có nhu cầu mời các bạn xem mẫu tại đây: https://trangphucdien.com/tu-khoa/tu-than-ao-dai-the/
Hoặc liên hệ đt 0909717977 gặp Phú để được tư vấn nhé.
Địa chỉ 309/3 Nguyễn Oanh, P17, Gò Vấp, Tp. HCM