Thuê trang phục dân tộc Mèo Tây Bắc giá rẻ.
Cùng DiVit điểm qua một số đặc điểm của trang phục dân tộc Mèo.
Nguồn gốc trang phục: Sự ra đời của hoa văn trên trang phục Theo lời kể của một người dân H’Mông thì cách lý giải vì sao có hoa văn trên vải của họ rất thú vị.
Họ cho rằng hoa văn trên váy của người phụ nữ chính là chữ viết của dân tộc mình.
Truyển kể rằng, xưa kia khi người Hmông còn sống ở Trung Quốc, họ cũng có chữ viết riêng của dân tộc mình như người Kinh bây giờ. Sau vì muốn chiếm đất và đồng hóa người Hmông nên người Hán đã cho quân xâm lược, đốt sách vở và cấm người Hmông đọc chữ. Người Hmông không ghi lại lịch sử của mình được.
Đang lúc chạy lên núi trốn sự truy lùng của người Hán, vua của người Hmông lúc bấy giờ đã gặp một người phụ nữ Hmông cặm cụi ngồi mải miết thêu bên suối, không hề để ý quân Hán đang đuổi tới.
Vua đã chợt nghĩ ra phương thức giữ lại chữ viết của dân tộc mình bằng việc thêu lên váy người phụ nữ. Nhưng thêu thì lâu, nên khi nhìn thấy một tổ ong bên đường, vua đã lấy sáp ong và vẽ vào váy người phụ nữ.
Từ đó, người Hmông biết thêu và in hoa văn bằng sáp ong. Song do người phụ nữ kia không biết chữ nên không biết ý nghĩa của chúng.
Dù là truyền thuyết, song câu truyện trên đã cho chúng ta một thông tin thú vị về nguồn gốc sự xuất hiện của hệ thống hoa văn họa tiết trên trang phục của dân tộc họ.
Cho thuê trang phục Mèo Tây bắc, H’mông nam nữ giá rẻ, ảnh thật 100%
2.1 Nguyên liệu
Trước kia, phụ nữ Mông thường dùng nguyên liệu thiên nhiên là cây lanh để dệt vải, vì vải lanh có độ bền cao.
Bó lanh cắt về được phơi nắng khoảng 1 – 2 tuần rồi tước sợi, sau đó đưa vào cối giã mềm rồi nối lại.
Lanh cuốn thành từng cuộn tròn và mang đi giặt, luộc cho tới khi sợi lanh mềm và trắng thì mang phơi rồi guồng chia sợi trước khi mắc vào khung cửi để dệt.
Các bé gái, từ nhỏ đã được các bà các mẹ dạy se lanh, đan sợ, dệt vải và may đồ…
Nên có câu thơ:Lớn lên em theo mẹ tập thêuTheo chị nhuộm chàm, in hoa trên váy mới.
Người phụ nữ Mông giỏi may thêu được cả cộng đồng đề cao, tôn trọng, đây cũng là tiêu chí để các chàng trai lựa chọn cho mình một người vợ chăm chỉ, tốt bụng. Gái đẹp không biết làm lanh cũng xấu Gái xinh chưa biết cầm kim là hư. Hiện nay, việc trồng cây lanh đã ít dần đi, thay vào đó người phụ nữ Mông mua vải dệt sẵn ở chợ để thêu váy.
2.2 Họa tiết
Hoa văn (tiếng Mông gọi là pàng tau) trong trang phục của người Mông chủ yếu là hoa văn hình học như hình chữ nhật, hình vuông, hình thoi, hình xoáy ốc,…
Thường thấy các họa tiết dưới dạng ô nằm ngang với đường viền là hình vuông, chữ thập, đinh, công cách quãng kết hợp với hình quả trám, tam giác, tròn, xoáy đơn, xoáy kép (dấu móc hoặc chữ S), răng cưa, đường cong, đường lượn sóng…
Bên trong là các hình ngôi sao năm cánh – sáu cánh- tám cánh, hoa bí, hoa tỏi, hoa cà, hoa mận, hoa đào, hoa sen, mạng nhện, cánh bướm, vảy cá, lá ngải cứu, cành tùng, búp tre, lưỡi câu, núi sông, đuôi rồng, con ốc, con rắn, sừng dê…
Những mô típ hoa văn được hình thành trên cơ sở sợi ngang của kỹ thuật dệt trên khung cửi và sau này được lặp lại trong kỹ thuật thêu.
Mỗi hoa văn, họa tiết đều ẩn chứa ý nghĩa, là sự gắn kết giữa đời sống của con người với thiên nhiên.
Khi mặc vào người, những bước đi của người phụ nữ tạo ra những lớp sóng nhẹ nhàng theo mỗi bước chân, khi ngồi xuống, váy xòe rộng ra thành vòng tròn như một bông hoa nở rộ.
2.3 Màu sắc
Màu sắc hoa văn trên vải phản ánh thẩm mỹ, tâm lý, cá tính, ước vọng… trong cuộc sống của dân tộc Hmông.
Bảng màu của người Hmông gồm năm màu cơ bản: chàm thẫm thành đen, đỏ, vàng, trắng, xanh lơ.
Màu đỏ là màu chủ đạo, vừa là màu nền trung gian vừa tạo các môtíp chính làm nên sắc màu rự rỡ của hoa văn trên vải trang phục.
Màu đỏ trước đây được nhuộm từ nước một loại vỏ cây thảo mộc hoặc nhuộm từ cánh kiến, hiện nay thì chủ yếu là màu công nghiệp.
Màu vàng được nhuộm từ củ nghệ. Màu trắng là màu nguyên bản của sợi lanh.
2.4 Cấu tạo
Trang phục nữ Người Mông có nhiều nhóm khác nhau, trang phục nữ các nhóm cũng có sự khác biệt.
Tuy nhiên nhìn chung có thể thấy phụ nữ Mông thường mặc rất đa dạng về màu sắc, gồm áo xẻ ngực, váy, thắt lưng và xà cạp.
Áo có cổ chữ V, hai bên được nẹp thêm vải màu tùy thích, phía sau là một bức thêu hình chữ nhật được trang trí hoa văn hài hòa.
Hai ống tay áo thường thêu những đường vằn ngang với đủ màu sắc từ nách đến cửa tay.
2.5 Quy trình làm
Sử dụng nhiều kỹ thuật: Thêu, vẽ mẫu in sáp ong, ghép vải, ghép hạt cườm, nhựa bạc.
2.6 Giá trị văn hóa
Trang phục là bản sắc văn hóa của tộc người, để phân biệt giữa tộc này với tộc khác.
Trong mỗi bộ trang phục truyền thống đều mang những giá trị nghệ thuật cao, từ trang phục truyền thống, người ta có thể nhận biết xu hướng, khả năng sáng tạo thẩm mỹ của mỗi cộng đồng văn hóa.
Ngoài ra, mỗi bộ trang phục đều có những dấu ấn lịch sử, văn hóa của dân tộc đó thông qua các hoa văn trang trí… Thể hiện quan điểm thẩm mỹ. Phản ánh nhận thức và đời sống tâm linh của người Hmông
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.