Cho Thuê Và Nhận May Sỉ Các Loại Trang Phục Dân Tộc Tại Xưởng May DiVit.
Vùng Tây Nguyên
Vùng Tây Nguyên, một thời gọi là Cao nguyên Trung Việt Nam là khu vực cao nguyên bao gồm 5 tỉnh, xếp theo thứ tự vị trí địa lý từ bắc xuống nam gồm Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Tây Nguyên là một trong 3 tiểu vùng của miền trung Việt Nam. Tây Nguyên cùng với Bắc Trung Bộ Việt Nam và Nam Trung Bộ Việt Namhợp thành miền trung của Việt Nam.
Đặc điểm trang phục các dân tộc Vùng Tây Nguyên
Trang phục và cách ăn mặc truyền thống của đồng bào các dân tộc bản địa vùng Tây Nguyên gần giống nhau. Đàn ông đóng khố, ở trần, trời lạnh khoác thêm tấm choàng. Cùng với sự phát triển kinh tế – xã hội, những người phụ nữ đã kế thừa, cải tiến kỹ thuật dệt, tạo ra những bộ trang phục đẹp, mang sắc thái văn hóa riêng của từng dân tộc.
Tuy vậy, trang phục, cách ăn mặc của các dân tộc cũng có những nét khác nhau ở mỗi tộc người.
Trang phục của người Xơ Đăng chủ đạo là màu đen chàm, trang trí bằng các hoa văn màu, trắng, đỏ. Trang phục của đồng bào Ba Na là màu chàm xanh, trang trí nhiều văn hoa đẹp. Trang phục của người Giẻ – Triêng là màu đen, xanh trang trí bằng các chỉ màu vàng, trắng, đỏ. Trang phục của đồng bào Gia Rai chủ đạo là màu trắng hoặc màu chàm. Trang phục của người Rơ Măm, hầu như không nhuộm màu…
Dùng Trang sức
Theo tập quán, cả nam giới và phụ nữ các dân tộc đều thích dùng đồ trang sức. Phụ nữ thích đeo các đôi bông tai lớn bằng ngà voi, đồng, nhôm, nứa. Những chuỗi hạt cườm ở cổ, những vòng xoắn dài bằng đồng. Nam giới thích đeo những chuỗi hạt nhiều vòng, những vòng tay có gai lớn bằng đồng…
Theo bà Phạm Thị Trung, Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum, trong các lễ hội cộng đồng, đồng bào các dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên đều mặc đẹp, trang phục – trang sức nhiều màu sắc, hoa văn sặc sỡ. Trang phục – trang sức và màu sắc cũng biểu hiện vị thế xã hội, sự giàu nghèo của chủ nhân…
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.